22/06/2023 08:20 GMT+7

Làm gì để nỗi đau xưa không lặp lại?

Mấy mươi năm trước đây, ba má tôi có nhiều con trai nhưng chỉ có một cô con gái. Thế nên khi bé út ra đời là một bé gái, ba má tôi vui lắm. Nhưng có nỗi đau nào lớn hơn.

Nhiều bậc cha mẹ đã có ý thức tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ để ngăn ngừa hậu quả xấu

Nhiều bậc cha mẹ đã có ý thức tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ để ngăn ngừa hậu quả xấu

Ba tôi đi làm xa, cách tháng ông mới về. Má quán xuyến chuyện nhà, chăm con. Ba má cũng quan tâm đến sức khỏe của các con nên chúng tôi lớn lên an toàn theo năm tháng. Bé út tóc xoăn, mắt tròn xoe, hay cười với mọi người. Ngày qua ngày, cả nhà đón chờ ngày bé tròn một tuổi.

Nhưng rồi một hôm đi học về, tôi không thấy má và bé út đâu. Bà ngoại tôi cho biết má đưa bé út vào bệnh viện rồi. Tôi chỉ biết vậy. Nhưng chuyện buồn xảy ra sau đó. Má tôi trở về mà không có bé út.

Má tôi khóc suốt, bé út mãi không về với anh chị em chúng tôi. Thì ra trước đó bé bị sốt, tiêu chảy rất nhiều lần, quấy nhiều, cả đêm không ngủ... Má có cho bé uống thuốc nhưng không thay đổi được gì. Có lẽ nghĩ bé tiêu chảy do sắp mọc răng hay có chuyển biến trong cơ thể để lớn lên, má không ngờ được điều nguy hiểm sẽ đến với bé. 

Khi vào bệnh viện, bác sĩ cho biết bé bị tiêu chảy nặng, mất nước nhiều, nhập viện muộn, tiên lượng không tốt. Các bác sĩ đã cố gắng hết mức nhưng rồi không giữ được bé út ở lại trần gian. Ba má và anh em chúng tôi nhớ mãi trong lòng, không nguôi nỗi đau ấy.

Chúng tôi lớn lên, có gia đình, có con, ai cũng bị ám ảnh vì chứng bệnh đã làm 2,5 triệu lượt trẻ em bị tiêu chảy hằng năm trên thế giới, 8% bị tử vong, phần lớn trong đó tử vong ở độ tuổi dưới 2 tuổi. Tôi đọc những thông tin đó theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới công bố.

Chúng tôi nhắc nhau phải cảnh giác khi bé tiêu chảy, phải cho bù nước ngay. Chú ý cho trẻ uống các loại nước hoa quả, oresol, nước dừa, nước gạo rang, xúp cà rốt… Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống kháng sinh hay thuốc cầm tiêu chảy mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Việc giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống của trẻ cũng được chú ý. Việc rửa tay thường xuyên và vệ sinh đồ chơi, sàn nhà cũng được làm thường xuyên.

Đến khi các con lớn lên lập gia đình, có con, một điều hạnh phúc lớn đã đến với các cháu là sự xuất hiện của vắc xin ngừa tiêu chảy được ngành y tế chỉ định để phòng các bệnh do vi rút Rota gây ra.

Các bác sĩ khuyến cáo rằng nhiều trẻ bị nhiễm vi rút Rota trước 6 tháng tuổi, thậm chí trước 3 tháng tuổi nên phải bảo vệ trẻ càng sớm càng tốt. Vắc xin này có lịch uống 2 liều liên tiếp cách nhau tối thiểu 4 tuần Liều đầu tiên có thể uống sớm lúc 6 tuần tuổi và hoàn thành phác đồ muộn nhất đến trước 24 tuần (6 tháng tuổi).

Thoạt đầu, cũng có ý kiến bàn ra tán vào rằng tiêu chảy có gì mà cần cho trẻ uống vắc xin ngừa, trẻ nào lớn lên mà chẳng bị tiêu chảy đôi lần. Nhưng kỷ niệm buồn của gia đình tôi nhắc rằng xưa kia nếu có vắc xin ngừa tiêu chảy thì có lẽ bé út đã không rời xa anh em tôi.

Do ngân sách xã hội còn hạn chế nên chưa thể thực hiện miễn phí toàn bộ vắc xin các loại cho trẻ. Người dân cần chủ động tiếp cận với các loại vắc xin hiện có để chăm sóc trẻ tốt hơn, và cũng là thiết thực chung tay với ngành y tế, với Chính phủ vì mục tiêu chung: tiêm vắc xin đầy đủ - cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh hơn.

Cháu lớn của tôi năm nay tròn 4 tuổi. Từ khi được uống vắc xin ngừa tiêu chảy đúng phác đồ,  hệ thống tiêu hóa của cháu rất tốt, sinh hoạt phát triển bình thường. Cháu thứ hai được 4 tháng tuổi vừa được uống vắc xin lần đầu. 

Chúng tôi không còn nỗi lo vì trẻ bị tiêu chảy cấp nữa. Chúng tôi còn lan tỏa việc cho trẻ uống vắc xin ngừa tiêu chảy đến những người thân quen, bà con hàng xóm và được hưởng ứng tốt.

Chúng tôi nhận thấy hiện nay nhiều bậc cha mẹ đã có ý thức tham gia phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ, ngăn ngừa hậu quả xấu xảy ra. Không chỉ ở vùng thành thị hay trong công nhân viên chức, mà cả đến vùng nông thôn, người lao động phổ thông, việc ngừa bệnh cho trẻ đã được nâng cao, tỉ lệ trẻ bệnh do chưa được tiêm vắc xin ngày một giảm đi. 

Bên cạnh chương trình tiêm chủng miễn phí, Hệ thống VNVC đã góp phần trong việc giảm hàng ngàn lần nhiều bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em. Đóng góp này thật đáng quý.

Tiêm ngừa - Chuyện chưa kể

Báo Tuổi Trẻ với sự đồng hành của Hệ thống tiêm chủng VNVC đang tổ chức cuộc thi viết "Tiêm ngừa - Chuyện chưa kể". Đây là cơ hội để mọi người chia sẻ câu chuyện của mình, truyền cảm hứng và nâng cao ý thức về tầm quan trọng của tiêm chủng trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Ban tổ chức cho biết cuộc thi mở cho tất cả mọi người từ 16 tuổi trở lên, không giới hạn quốc tịch hay nghề nghiệp. Cán bộ, nhân viên báo Tuổi Trẻ và Công ty cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) được phép viết bài để hưởng ứng cuộc thi nhưng không được chấm giải.

Về dung lượng, tác phẩm dự thi là bài viết ngắn bằng tiếng Việt, tối đa 800 từ, khuyến khích tác phẩm có hình ảnh, chùm ảnh hoặc video clip minh họa.

Nội dung là một câu chuyện liên quan đến chủ đề "tiêm chủng" và tầm quan trọng của tiêm chủng trong việc duy trì, nâng cao sức khỏe cộng đồng, như kỷ niệm đẹp về tiêm chủng của bạn hoặc người thân;

Kỷ niệm về việc bạn đã cân nhắc lý do và đưa ra quyết định tiêm chủng; Cảm nhận và trải nghiệm cá nhân trong, sau khi tiêm chủng hoặc những ảnh hưởng của tiêm chủng đối với cuộc sống cá nhân và cộng đồng xung quanh.

Người tham gia có hai cách để nộp bài viết dự thi: Gửi email đến địa chỉ tiemngua@tuoitre.com.vn. Trong email, cần cung cấp thông tin cá nhân đầy đủ: tên, tuổi, quốc gia, địa chỉ email, số tài khoản và số điện thoại liên lạc; Hoặc vào chuyên trang của cuộc thi ở địa chỉ tuoitre.vn, sau đó điền thông tin và tải file chứa bài dự thi theo yêu cầu.

Những tác phẩm dự thi tốt sẽ được ban tổ chức chọn lựa, đăng tải trên các ấn phẩm của Tuổi Trẻ (bài được chọn đăng không đồng nghĩa là bài sẽ đoạt giải). Thời gian nhận bài viết: Ngày 10-6 đến 30-7-2023, bất kỳ tác phẩm nào gửi sau thời hạn này 30-7-2023 sẽ không được xem xét.

Các tác phẩm dự thi sẽ được đánh giá bởi ban giám khảo gồm các chuyên gia y tế, nhà báo, nhân vật có tầm ảnh hưởng xã hội.

Giải thưởng gồm 2 giải đặc biệt trị giá 30 triệu đồng/giải; 10 giải nhất trị giá 10 triệu đồng/giải; 15 giải nhì (5 triệu đồng/giải); 20 giải ba và 100 giải khuyến khích.

Có vắc xin Rotarix, nỗi đau xưa không lặp lại - Ảnh 3.

Mình phải bán chiếc nhẫn vàng hồi môn mẹ tặng...Mình phải bán chiếc nhẫn vàng hồi môn mẹ tặng...

Xin chào tất cả mọi người, mình là một cô bé, à mà không, nói đúng hơn mình đang là một người mẹ trẻ, mình lấy chồng năm 22 tuổi. Mình muốn kể câu chuyện đã bán nhẫn vàng hồi môn mẹ tặng để đưa con đi tiêm chủng đủ mũi.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên